ĐIỂM ĐẾN THAM QUAN Ở HÀ GIANG

 

Vùng đất địa đầu của Tổ quốc mang trong mình một sự huyền bí. Từ đây, bạn có thể trải qua những địa danh đã đi vào lịch sử như cột cờ Lũng Cú, dinh họ Vương hay cổng trời Quan Bạ. Và cũng từ những nơi này, bạn sẽ thêm yêu Tổ quốc Việt Nam, bình dị và thân thương đến lạ.

Cột cờ Lũng Cú: Được xem là “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên cửa bản đồ Tổ quốc” mà bất kì người dân Việt Nam nào cũng mong muốn được chinh phục. Để tới cột cờ Lũng Cú cần vượt qua quãng đường 1,5 km với 389 bậc thang và leo 140 bậc thang xoắn ốc bạn sẽ đặt chân được lên đỉnh cột cờ. Nơi có lá cờ đỏ sao vàng tổ quốc phấp phới bay trong gió, như tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc.

Phố cổ Đồng Văn:

Là nét kinh kì giữa cao nguyên đá đồ sộ của Hà Giang. Thị trấn Đồng Văn nằm giữa thung lũng với bốn bề xung quanh là núi đá bao bọc. Phố cổ Đồng Văn được hình thành từ thế kỉ 20 với vài ba ngôi nhà của người Tày và người Mông sinh sống, về sau có thêm những cư dân ở nơi khác tới, hiện nay có khoảng 40 nóc nhà sinh sống ở khu phố cổ này.

Phố cổ Đồng Văn mang đậm kiến trúc của người Hoa, đó là những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương cùng với những chiếc đèn lồng đỏ treo cao. Toàn bộ bức tranh về khu phố cổ được thể hiện bằng nhiều màu, nhiều cung bậc thời gian trong cùng một ngày, đó là sự pha trộn giữa hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Với không gian yên tĩnh trong sương sớm cùng với trang phục rực rỡ của người Mông, Tày, Nùng, Hoa, Ráy…

Dinh họ Vương: được xem là viên ngọc xanh giữa lòng cao nguyên đá được xây dựng của vua Mèo. Toàn bộ dinh được xây theo hình chữ Vương, bao quanh bởi hàng cây sa mộc cổ kính, với mỏm đồi hình mai rùa cùng dãy sa mộc vươn lên khiến cho Dinh họ Vương sừng sững, uy nghi giữa trời xanh, núi rừng hùng vĩ.

Hoa tam giác mạch: Một kinh nghiệm du lịch Hà Giang không thể thiếu khi du lịch vùng đất này đó là chiêm ngưỡng những ruộng  hoa tam giác mạch tuyệt đẹp, được xem là đặc trưng riêng ở Hà Giang. Hoa tam giác mạch nhỏ, có cánh chụm lại thành hình chóp khi nở có màu trắng, sau đó phớt hồng và chuyển sang màu đỏ lúc tàn. Hoa tam giác mạch ở Hà Giang có nhiều ở chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Ma Lé…

Chợ phiên ở Hà Giang: cũng được xem là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách như Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh đặc biệt là chợ tình Khâu Vai. Chợ tình Khâu Vai họp một lần trong năm vào ngày 27-3 âm lịch, được xem là nơi người ta tìm đến nhau, ở đây không có người mua bán hàng hóa mà chỉ phục vụ đồ ăn uống.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: trở thành điểm hẹn của những người yêu thích du lịch mặc dù đường tới đây rất khó khăn và hiểm trở. Với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp trải dài khắp thung lũng, Hoàng Su Phì được công nhận là di sản quốc gia năm 2012.

Cổng trời Quản Bạ:

Cổng trời Quản Bạ nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 46 km về phía bắc, là cửa ngõ đầu tiên vào công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn. Cổng trời nằm trên đỉnh cao nhất của con đèo từ Hà Giang lên Quản Bạ, một thời sau cánh cổng đó từng là “vùng đất tự trị của người Mèo” gồm 4 huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc và Yên Minh. Năm 1939, người Pháp dựng một cánh cửa khổng lồ bằng gỗ nghiến dày 150 cm ở ngay cổng trời, ngày nay cánh cửa đó không còn nữa, thay vào đó là tấm biển đề chữ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh: Cổng trời Quản Bạ. Muốn chiêm ngưỡng cổng trời, du khách phải lên thêm vài chục bậc thang nữa trên con đường dẫn lên đỉnh cao nhất của cổng trời. Đây được coi là địa điểm lí tưởng nhất để có thể ngắm nhìn phong cảnh một dải cao nguyên đá Đồng Văn. Nhìn ngược xuống dưới, con đường vừa đi ngoằn ngoèo dốc đứng, len lỏi giữa trùng vây mây trời, núi non tầng tầng lớp lớp trùng trùng điệp điệp. Nhìn về trước mặt là thung lũng rộng lớn với những cánh đồng trải dài, màu vàng của lúa chín xen lẫn màu nâu trầm của đất, thấp thoáng là những mái nhà của bản làng các dân tộc. Nổi bật lên là hình ảnh núi Đôi Quản Bạ (hay còn gọi là núi Cô Tiên) căng tràn nhựa sống như người con gái đang độ xuân thì. Mây giăng khắp lối, du khách được đứng giữa biển mây bồng bềnh, cảm giác như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh, mọi lo âu mệt mỏi dường như tan biến

Làng văn hóa dân tộc xã Lũng Cẩm:

Ngôi làng được hiện hữu giữa thung lũng thơ mộng, với 61 hộ dân sống trong những ngôi nhà trình tường cổ, có những ngôi nhà được làm cách đây gần 100 năm. Cùng sinh sống ở đây, có 3 dân tộc là dân tộc Lô Lô, dân tộc Mông và dân tộc Hán. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 85% dân số trong làng và có nhiều nghệ nhân còn lưu giữ rất nhiều bài hát của dân tộc mình với những bài dân ca, dân vũ, nhạc cụ đặc trưng của dân tộc. Các làn điệu dân ca, dân vũ được truyền qua nhiều đời mang nhiều ý nghĩa nhân văn và tâm linh trong cuộc sống của người dân nơi đây. Qua lời ca, điệu múa, nhằm thể hiện quan niệm, nhận thức về sự vật, hiện tượng thế giới xung quanh của người dân nơi đây. Một nghệ nhân ở đây cho biết: Hiện nay, ông còn lưu giữ và thuộc hơn 360 làn điệu dân ca, bài hát của dân tộc mình, những bài hát đó được ông, cha truyền dạy từ nhỏ, từ bài dễ đến bài khó như trong thổi khen, bài đầu tiên phải học là bài “Pa Kênh” (là bài đầu tiên cho người mới học thổi khèn).

Con đường dẫn đến Làng Văn hóa du lịch Lũng Cẩm trên đã được bê tông hóa đến tận từng hộ gia đình, hệ thống thủy lợi thoát nước được đảm bảo tạo nên một diện mạo mới của nông thôn vùng cao, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ cổ kính vốn có của ngôi làng, những mái nhà được lợp bằng ngói âm dương, và cùng với thời gian những lớp rêu xanh bám đầy trên mái ngói của những ngôi nhà đã gần 1 thế kỷ thể hiện sự trường tồn, thách thức với thời gian. Các nguyên liệu làm nên những ngôi nhà nơi đây được lấy và sản xuất tại chỗ, từ đất để trình tường nhà, ngói, gỗ, kể cả hàng rào đá xung quanh nhà. Quá trình dựng nhà của người dân vùng cao phía Bắc nói chung và người dân nơi đây nói riêng đều được làm thủ công 100%. Các công cụ lao động phải ánh về lao động sản xuất, sinh hoạt đời sống của người dân người dân ở nơi đây sẽ là những khám phá bất ngờ thú vị cho các du khách đến thăm quan. Tất cả toát lên sự cần cù chịu khó của người dân cũng như nét sinh hoạt văn hoá của họ và mang cả hơi thở cuộc sống đặc trưng của dân tộc ở vùng cao. Cũng chính vì vậy, mà nơi đây thu hút nhiều nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim và là nơi khởi nguồn sáng tác cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó điển hình: Làng Lũng Cẩm đã được chọn làm điểm đóng phim nhựa “Chuyện của Pao” bộ phim này đã đạt giải thưởng “Cánh diều vàng” của Hội điện ảnh Việt Nam.

Đệ nhất đèo Mã Pì Lèng:

Mã Pì Lèng được mệnh danh là vua của những con đèo ở miền Bắc. Không phải bởi khó đi, mà bởi cảnh quan hùng vĩ và câu chuyện thanh niên cảm tử phá đá mở đường trên con đèo hiểm trở này. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, dang rộng cánh tay đón gió, cảm giác như đang bay lơ lửng trên bầu trời. Mã Pì Lèng luôn lôi cuốn những người trẻ đầy say mê bởi vẻ đẹp của đất trời và cảnh vật có sông có núi, hùng vĩ và hòa quyện với nhau. Mã Pì Lèng, dịch ra nghĩa đen là sống mũi ngựa. Dịch ý thì đây là con đèo hiểm trở đến mức ngựa đi qua cũng phải bạt vía lạc hơi. Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2 huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn, 2 huyện cheo leo nơi cực bắc Tổ quốc. Để làm con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ các tỉnh khắp miền Bắc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, do quá hiểm trở, nên khi đục từng cm đá để đặt nửa bàn chân vào tìm chỗ đứng, mỗi ngày có vài chục dân công được làm lễ truy điệu sống rồi treo mình trên dây thừng dòng từ cây cổ thụ xuống.

Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế, hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800 m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi, cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay. Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn, được công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.

Ngoài ra còn có các điểm dừng chân ven đường như ruộng hoa cải, vườn hoa mận trắng muốt…

Đánh giá
Kết nối với Bosstrips

Viber Zalo  

TOUR QUỐC TẾ
TOUR NỘI ĐỊA
Văn Phòng Tour - Hà Nội

  Địa chỉ : 58 Nguyễn Trường Tộ, P. Trúc Bạch, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

  Điện thoại : 09.3188.3688

  Website : https://www.bosstrips.com.vn

  Email : info@bosstrips.com.vn

  Mã số thuế : 0108214790

  GP-LHQT: 01-1994/2022/TCDL - GPLHQT

Văn phòng Tour - Hồ Chí Minh

  Địa chỉ : 93 Lê Quốc Hưng, P12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

  Điện thoại : 0909 886 688

  Website : http://viettourist.com

  Email : viettourist@icloud.com

  Mã số thuế : 0311854004

  GP-LHQT: 79-400/2015/TCDL-GPLHQT

FANPAGE - Gian hàng

https://www.facebook.com/dulichvtrhn

DỊCH VỤ & TƯ VẤN

Du lịch Trung Quốc, du lịch Thái Lan, du lịch Hàn Quốc, du lịch Nhật Bản, khám phá Đài Loan, du lịch Mã-Sing, tour Trung Quốc giá rẻ, tour VIP Nhật Bản, du lich trung quoc, du lich han quoc, kham pha nhat ban, tour malaysia-singapore, tour thai lan gia re, du lich trung quoc gia re, tour nhat ban, tour VIP trung quoc, tour thái lan giá rẻ, du lich nhat ban, phuong hoang co tran - truong gia gioi, tokyo - phu si - osaka, seoul - nami - jeju, Tour phap gia re, Tour châu âu 2018, du lịch các nước châu âu, du lich chau au tron goi.

THÔNG TIN CÔNG TY

A. CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH BOSSTRIPS

1. Địa chỉ: 58 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

2. Mã số doanh nghiệp: 0108214790

3. Giấy phép LHQT số: 01-1994/2022/TCDL-GP LHQT

4. Tài khoản Vietcombank (VND): 0011004386396

5. Tài khoản Vietcombank (USD): 0011374386393

19001868 (nhánh 2)Hotline09 3188 3688Emailinfo@bosstrips.com.vn